NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÀ GÌ?
- Ngành Phát triển nông thôn là gì?
Ngành PTNT (tên tiếng anh đầy đủ là Integrated Rural Development) là ngành kết hợp nội dung từ nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế xã hội, môi trường, văn hóa để phát triển cộng đồng nông thôn. Với mục đích nâng cao đời sống của người dân nông thôn nhưng vẫn đảm bảo sự bền vững môi trường, xã hội nông thôn, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng, địa phương, các cơ sở kinh tế trong và ngoài nước.
- Ngành Phát triển nông thôn đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào?
– Sinh viên ngành PTNT sẽ được học những kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng, người học cũng sẽ được trang bị kiến thức cơ bản thuộc các ngành kỹ thuật nông nghiệp.
– Đồng thời, người học cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch và chiến lược phát triển, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.
– Bên cạnh đó, người học có kỹ năng tốt trong phổ biến và đào tạo nguồn lực địa phương và cộng đồng; có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và kết hợp mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế.
- Các nhóm môn học chuyên ngành tiêu biểu?
Sao minh không chia các nhóm môn học tiêu biểu
- Xã hội nông thôn và phát triển cộng đồng
- Kinh tế, tín dụng nông thôn và quản lý trang trại và kinh doanh nông nghiệp.
- Sinh thái, quản lý tài nguyên và nông nghiệp hữu cơ
- Biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo
- Dự án và chiến lược phát triển
- Giới và phát triển
- Kỹ thuật nông nghiệp
- Ứng dụng của ngành PTNT vào đời sống?
– Người học ngành Phát triển Nông thôn trình độ đại học có kiến thức tổng hợp liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong nông thôn để quản lý, tổ chức, tham gia trực tiếp vào các loại hình sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong nông thôn; và có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, các chương trình dự án của các tổ chức phi chính phủ, làm việc với cộng đồng.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp của ngành PTNT trong tương lai?
– Cán bộ quản lý và hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp; tự khởi nghiệp nông nghiệp;
– Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; tiếp tục nâng cao trình độ Thạc sĩ;
– Làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các trang trại, hợp tác xã, công ty và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
– Ngoài ra, các bạn tốt nghiệp còn có cơ hội đi du học và đi thực tập sinh ở nước ngoài.
- Tại sao nên chọn học Phát triển nông thôn tại Trường Đại học An Giang?
– Cơ hội tham gia các hoạt động nghiên cứu và dự án cùng Thầy Cô bộ môn, từ đây giúp cho các em nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc trong phát triển cộng đồng.
– Nguồn học bổng dồi giàu từ các công ty/doanh nghiệp và các nhà tài trợ
– Môi trường học tập năng động, cơ sở vật chất hiện đại, giảng viên trách nhiệm, chuyên môn cao
– Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các công ty và doanh nghiệp lớn ở khu vực ĐBSCL, TP.HCM, Miền Đông Nam bộ.
– Sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định, phù hợp và cơ hội thăng tiến.
– Hỗ trợ đi thực tập sinh ở Israel, nhận học bổng đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước
- Những tố chất phù hợp với ngành?
- Năng động, đam mê hoạt động phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn bền vững, và khởi nghiệp
- Ngành Phát triển nông thôn xét tuyển những tổ hợp môn nào?
A00, B00, C00, D01
- Hình ảnh (tối thiểu 3 ảnh của ngành)
Sinh viên khóa 17 ngành Phát triển Nông thôn tham dự học tập thực tế tại Trang trại Ếch Ộp
Sinh viên khóa 16 ngành Phát triển Nông thôn học tập thực tế tại xã Mỹ Đông (Tháp Mười, Đồng Tháp)
Sinh viên tham gia tổ chức Hội thảo cùng với Thầy Cô bộ môn Phát triển Nông thôn
10. Cựu sinh viên thành đạt: chọn ít nhất 03 cựu sinh viên thành đạt, gửi kèm hình ảnh cựu sinh viên
Bạn Lê Hoài Phong, cựu sinh viên ngành Phát triển Nông thôn khóa 12 (2012-2015), hiện đang công tác tại tổ chức Room to Read– Một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng.
Bạn Trương Thành Đạt, sinh viên khóa 11 ngành Phát triển Nông thôn, trường Đại học An Giang (2011-2014) sau khi tốt nghiệp đã chọn con đường khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông trại Ếch Ộp hiện nay ngoài chức năng sản xuất, còn là điểm tham quan học tập cho tất cả mọi người yêu thích nông nghiệp sạch.
Phỏng vấn trẻ tham gia một chương trình học bổng của tổ chức Alliance Anti Trafic Vietnam | Tập huấn cho cán bộ xã tại Thanh Hóa với chủ đề “Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực” |
Bạn Tạ Mỹ Linh, sinh viên khóa 13 ngành Phát triển Nông thôn, trường Đại học An Giang (2013-2016) đang làm việc cho tổ chức Alliance Anti Trafic Vietnam – Một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ cộng đồng.
“Ngành học Phát triển Nông thôn không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng làm việc với cộng đồng nông thôn, mà còn với các nhóm cộng đồng yếu thế khác, trong mục tiêu góp phần thúc đẩy phát triển các giá trị vật chất và tinh thần của họ thông qua các dự án nông nghiệp và xã hội. Những lý thuyết và kỹ năng mà em được tiếp cận, cũng như cảm hứng và giá trị đạo đức mà Thầy Cô nuôi dưỡng cho em trong bốn năm đại học thật sự là một nền tảng quan trọng, giúp em không chỉ có được công việc phù hợp và cách thức làm việc hiệu quả với những cộng đồng mà em được làm việc cùng, mà còn định hình cho em các giá trị nghề nghiệp lâu dài mà em cần hướng đến. Đây là một lựa chọn phù hợp cho các bạn có đam mê và đang tìm kiếm hướng đi để xây dựng một cộng đồng tốt hơn theo hướng bền vững”. Tạ Mỹ Linh, cựu sinh viên DH13PN |