NGÀNH THÚ Y – ĐẠI HỌC AN GIANG




- Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Thú y
Chương trình đào tạo ngành thú y Đại học An Giang nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thú y, nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành thành thạo và kỹ năng ứng dụng tốt, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội. Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức kỹ năng chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, khả năng thực hành và kỹ năng quản lý tốt.
Chương trình đào tạo ngành Thú y được thiết kế với các mục tiêu:1.1 Cung cấp kiến thức về lý thuyết cũng nhưkỹ năng cần thiết cho người học trở thành bác sỹ thú y có kiến thức chuyên môn, thành thạo tay nghề .
1.2 Giúp người học phát triển kỹ năng thực hành, trải nghiệm thực tế và thành thạo kỹ năng khám, chẩn đoán và điều trị bệnh ở động vật; giúp người học nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hiệu quả trong công việc của mình.
1.3 Đào tạo cán bộ, bác sỹ thú y có thể tương tác tốt với khách hàng và quản lý các dịch vụ y tế thú y, đồng thời có thể quản lý và vận hành quầy thuốc và các thiết bị thú y khác hiệu quả.
1.4 Tạo môi trường học tập tích cực, phát triển kỹ năng tư duy độc lâp, tư duy phản biện, tư duy khoa học, quản lý thời gian, và kỹ năng giao tiếp của người học.
1.5 Phát triển năng lực nghiên cứu và sáng tạo, khuyến khích người học phát triển các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và tối ưu hơn về y tế thú y phức tạp và đa dạng.
- Ngành Thú y đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào?
Ngành thú y đào tạo những kiến thức, kỹ năng liên quan đến sinh lý, tập tính, dinh dưỡng, miễn dịch, cấu trúc và chức năng cơ bản của các loài động vật, từ đó tìm hiểu về các biến đổi của quá trình bệnh lý, . Ngoài ra, người học còn được đào tạo và cung cấp kiến thức trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe, sinh sản, , bệnh học, độc chất học, các yếu tố gây nên dịch bệnh, quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe động vật. Các kỹ năng liên quan đến ngành thú y bao gồm: khám bệnh và chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, phẫu thuật và phục hồi sau phẫu thuật, sử dụng các công cụ y tế động vật và thiết bị thú y, đọc và hiểu các kết quả xét nghiệm và đánh giá tình trạng sức khỏe động vật. Ngoài ra, ngành thú y còn đào tạo các kỹ năng liên quan đến quản lý kinh doanh thú y, tiếp thị và công nghệ thông tin liên quan đến thú y.
3. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu?
3.1 Kiến thức cơ sở ngành: Giải phẫu động vật, Sinh lý động vật, Vi sinh vật thú y, Tổ chức và phôi thai học, Miễn dịch học thú y, Dược lý thú y, Bệnh lý học thú y, Dược liệu thú y, Công nghệ tế bào trong thú y.
3.2 Kiến thức chuyên ngành thú y: Chẩn đoán bệnh thú y, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh nội, ngoại khoa và sản khoa, Độc chất học thú y, Dịch tễ học thú y, Bệnh truyền lây giữa người và động vật, Quản lý dịch bệnh, Luật thú y.
- Ứng dụng của ngành Thú y vào đời sống?
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tự tin áp dụng các kiến thức đã học vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Ngành thú y không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật mà còn góp phần tích cực trong đời sống của con người như: Chăm sóc sức khỏe động vật, bảo vệ động vật khỏi các bệnh tật, gia tăng tuổi thọ; góp phần ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên động vật và bệnh từ động vật lây sang con người Đồng thời góp phần đảm bảo sức khỏe của con người. Đây là một mắc xích không thể thiếu trong tiêu chí hoạt động của tổ chức Một sức khỏe (Sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe hệ sinh thái), giúp giảm rủi ro cho sản xuất chăn nuôi, giảm thiểu bệnh tật ở động vật và con người.
Ngành thú y không những cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khỏe động vật, – mà còn là một lĩnh vực nghiên cứu về sức khỏe động vật và phát triển các công nghệ mới trong chăm sóc. Những nghiên cứu và phát triển này có thể được áp dụng vào các lĩnh vực khác như y tế, sản xuất thực phẩm và môi trường. Ngành thú y còn được biết đến như nguồn cung cấp các chương trình đào tạo và giáo dục chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe động vật và sản xuất thực phẩm an toàn. Những chương trình này giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các nhân viên ngành thú y và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Vẫn thiếu sót nếu không kể đến vai trò của ngành thú y trong việc giúp người chăn nuôi, nơi bảo tồn động vật hoang dã, kiểm soát bệnh tật, làm tăng năng suất, từ đó tạo ra thu nhập ổn định và cải thiện đời sống của nhà chăn nuôi.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp của ngành Thú y?
Ngành Bác sỹ thú y là một trong những ngành có nhu cầu cao về nguồn lực trong xã hội hiện đại trên toàn cầu. Hiện nay tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành thú y đang là một thách thức đối với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đàn vật nuôi, thú cưng. Thiếu hụt nguồn lực chuyên môn cao về thú y trong bảo vệ động vật, kiểm soát bệnh và dịch bệnh động vật, kiểm soát các bệnh chung giữa người và động vật, các bệnh lây truyền từ động vật lây truyền sang người. Cơ hội việc làm cho các Bác sỹ thú y có thể được kể đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Các cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi – Thú y, Trạm Chăn nuôi – Thú y.
Tham gia vào đội ngũ nhân viên Các Viện, Trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp với vai trò là cán bộ giảng dạy hoặc nghiên cứu viên.
Cơ hội việc làm trên toàn cầu: Sự bùng nổ dân số, nhu cầu thực phẩm ngày càng cao, cùng sự phát triển của chăn nuôi trên toàn thế giới, ngành thú y đang có nhu cầu ngày càng cao, càng khát nguồn nhân lực từ các quốc gia phát triển. Do đó, người lao động trong ngành có nhiều cơ hội lựa chọn công việc và địa điểm làm việc phù hợp với sở trường và nguyện vọng của mình.
Phòng khám thú y hoặc bệnh viện thú y: đây là những nơi tập trung chính của các Bác sỹ thú y. Các Bác sỹ thú y có thể làm việc trong phòng khám hoặc bệnh viện của riêng mình hoặc tham gia các phòng khám hoặc bệnh viện lớn hơn.
Công ty sản xuất Thuốc thú y, Vaccine, thức ăn cho thú cưng và vật nuôi khác: các công ty sản xuất Thuốc thú y, Vaccine, thức ăn cho thú cưng cần các chuyên gia có kiến thức đầy đủ về bệnh và dịch bệnh động vật, dược thú y, vi sinh vật thú y, dinh dưỡng động vật, để đảm bảo rằng sản phẩm của họ an toàn và đáp ứng yêu cầu của hội trong bối cảnh hiện đại.
Chăn nuôi động vật hoặc trung tâm bảo tồn động vật hoang dã: các trang trại chăn nuôi động vật và nông trại cần các bác sỹ thú y để đảm bảo sức khỏe và trị liệu cho vật nuôi của họ, hoặc các sở thú, thảo cầm viên hay các vườn thú, nơi bảo tồn các động vật hoang dã và quý hiếm
Ngoài ra, các bác sỹ thú y cũng có thể làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan giám định thực phẩm, và các tổ chức phòng chống bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ngành thú y đang trong tình trạng thiếu hụt lao động chuyên môn trình độ cao, chuyên nghiệp, vì vậy nếu bạn có mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, đây đang là một thời điểm tốt để bắt đầu.
- Tại sao nên chọn học Thú y tại Trường Đại học An Giang?
Trường Đại học An Giang là Trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở đào tạo công lập uy tín Trường Đại học An Giang là cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với đội ngũ giảng viên nhiệt tình, tận tâm. Với triết lý giáo dục là “Kiến tạo – Khai phóng”, sinh viên học tập tại Trường rèn luyện toàn diện về phẩm chất và năng lực trong bối cảnh toàn cầu. Trường đã không ngừng phát triển môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi và hiện đại về cơ sở vật chất, mở rộng hợp tác quốc tế và chăm lo hoạt động hỗ trợ sinh viên.
Với đội ngũ giảng viên, nhân viên có trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu lĩnh vực thú y từ các trường đại học uy tín hàng đầu trong và ngoài nước.
Chương trình đào tạo thiết thực, gắn liền với thực tế, trường đã đào tạo nhiều năm liền chuyên ngành Chăn nuôi Thú y.
Trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy. Trường đang có chủ trương thành lập Bệnh viện thú y hiện đại, tiên tiến trong tương lai sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong phục vụ đào tạo cũng như phục vụ cộng đồng.
Hệ thống Phòng thí nghiệm, Trại thực nghiệm, Bệnh xá Thú y giúp sinh viên nâng cao tay nghề.
Trường ĐHAG đang phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) trong khuôn khổ Dự án được tài trợ từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (Korea International Cooperation Agency, gọi tắt là KOICA) và một trong các hoạt động của Dự án là tiếp cận, chuẩn hóa và đổi mới chương trình đào tạo ngành Thú y theo hướng tiếp cận với các xu hướng giáo dục hiện đại. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, công nghệ luôn được cập nhật và từng bước hiện đại hóa, nhiều đợt trao đổi sinh viên giữa hai trường cũng sẽ được tiến hành trong thời gian sắp tới
Nhiều cơ hội việc làm phong phú, thu nhập cao.
Nhiều cơ hội nhận học bổng hỗ trợ học tập hoặc tiếp tục học sau đại học trong và ngoài nước.
- Những tố chất phù hợp với ngành?
– Yêu thiên nhiên, yêu động vật, trân quý động vật, thích thú cưng, siêng năng, cần cù, sáng tạo.
– Chuyên cần, kiên trì nhẫn nại, không sợ động vật, có sự quan sát tốt và khéo léo, có tâm huyết với nghề.
- Ngành Thú y xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C08, D08
- Hình ảnh (tối thiểu 3 ảnh của ngành)





10. Cựu sinh viên thành đạt: chọn ít nhất 03 cựu sinh viên thành đạt, gửi kèm hình ảnh cựu sinh viên
![]() | DƯƠNG VĂN HỌC – Cựu sinh viên ngành Chăn nuôi, lớp DH8CN niên khóa 2007-2011. – Giám đốc sản phẩm gia cầm, Công ty TNHH CJ VINA AGRI). “✓ Chúng tôi là những người đang thực hiện lý tưởng. ✓ Các bạn hãy tự tin bước đi trên ngành nghề của mình. ✓ Hãy là những người vẽ ra tương lai cho ngành nông nghiệp của chúng ta.” |
Điều có giá trị nhất của bản thân khi chọn học Chăn nuôi tại Trường ĐHAG?
– Là một kỹ sư gắn bó với ngành nghề truyền thống và đuợc nông dân rất tôn trọng.
– Giá trị bản thân tạo ra mang lại lợi ích cho mình, gia đình và mọi người trong xã hội.
Điều em muốn nhắn nhủ với những học sinh chưa cảm thấy tự tin khi chọn học ngành Chăn nuôi là gì?
Là một cựu sinh viên ngành Chăn nuôi lớp DH8CN niên khóa 2007-2011, tôi tốt nghiệp và bắt đầu công việc từ tháng 04/2011 đến nay, và tôi có vài đôi lời gửi đến các bạn đã, đang và sẽ trở thành sinh viên ngành Chăn nuôi của Trường Đại học An Giang:
– Tất cả ngành nghề đều mang giá trị đặc trưng khác nhau, bản thân là người đưa ra những ý tưởng, vận hành và phát triển.
– Chúng ta hãy chọn nghề cho mình và hãy yêu quí chúng, tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn nữa. Sự đam mê sẽ tìm ra nhiều thú vị cho cuộc sống.
– Mỗi ngành nghề có địa vị và tầm quan trọng riêng và được xã hội ghi nhận.
Ví dụ: Công ty chăn nuôi mà tôi đang làm việc đang bao gồm nhân viên các ngành: 60% kỹ sư chăn nuôi + bác sĩ thú y, còn lại là nghiên cứu công nghệ sinh học, marketing, kế toán, quản trị, công nghệ thông tin, … đối tác: ngân hàng, các công ty thú y, xuất nhập khẩu thành phẩm, … và được đánh giá là “trọng điểm” của nền kinh tế hiện nay.
– Nông nghiệp đang phát triển mạnh dẫn đầu là ngành chăn nuôi và kéo theo công nghiệp đẩy mạnh (robot, máy kéo, ô tô,..).
– Dân số trên 94 triệu người, đòi hỏi nguồn thực phẩm rất lớn từ ngành chăn nuôi.
– Qui mô chăn nuôi công nghiệp chiếm 30%, và xã hội đang cần các bạn để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
– Ngành chăn nuôi có thể ứng dụng cho việc: lai tạo gene cho giống vật nuôi, nghiên cứu công thức dinh dưỡng, các mô hình chăn nuôi mới, kỹ sư hướng dẫn và điều trị, chuyên gia chăn nuôi, kiểm nghiệm nguyên liệu – sản phẩm,..
![]() | CAO HOÀNG ĐỆ – Cựu sinh viên ngành Chăn nuôi, lớp DH9CN niên khóa 2008-2012. – Giám đốc Công ty cổ phần Dược thú y – Thủy sản VIFARVET. |
Điều giá trị nhất của bản thân khi chọn học ngành Chăn Nuôi tại Trường Đại học An Giang là được học tập trong một môi trường năng động với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, đam mê nghiên cứu khoa học. Trên 80% giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Thái Lan, … và các trường danh tiếng trong nước.
Không chỉ giảng dạy tốt, cán bộ Bộ môn Chăn nuôi – Thú y đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Từ đó bản thân được tiếp thu và hình thành được nhiều kỹ năng, kiến thức cơ bản để phục vụ trong công việc hiện tại.
Điều em muốn nhắn nhủ với các bạn sinh viên chưa tự tin khi chọn học ngành Thú y là với những kiến thức, kỹ năng được trang bị một cách bài bản và khoa học, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Chăn nuôi có việc làm trong vòng một năm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Nhiều sinh viên được các doanh nghiệp “mời về làm việc” khi đang ngồi trên ghế nhà trường với mức lương hấp dẫn.
![]() | ĐẶNG THỊ MỸ HẠNH – Cựu sinh viên ngành Chăn nuôi, lớp DH14CN niên khóa 2012-2016. – Nhân viên kinh doanh tại Cần Thơ, Công ty TNHH De Heus Việt Nam |
Xuất phát điểm là một người hoàn toàn không có sự hiểu biết về Chăn nuôi sau 4 năm theo học Ngành Chăn nuôi tại trường Đại học An Giang thì em được trang bị rất nhiều kiến thức về chăn nuôi như: quy trình chăn nuôi; biết cách thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp với từng loại vật nuôi; hiểu được sinh lý vật nuôi; biết cách làm thế nào để di truyền, chọn lọc và nhân giống vật nuôi; khi vật nuôi bị bệnh cách chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi; Ngoài các kiến thức cơ bản về sinh lý vật nuôi kiến thức về dinh dưỡng động vật, về khẩu phần ăn của vật nuôi trong quá trình học tại trường sau khi ra trường em áp dụng vào sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi, cung cấp được nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi.
Điều em muốn nhắn nhủ với các em là: nước Việt Nam ta có truyền thống làm nông nghiệp thì chăn nuôi là một ngành góp phần vào sự phát triển của đất nước. Ngoài oxy và nước uống thì những sản phẩm chăn nuôi là nguồn đáp chủ lực nhu cầu sinh hoạt chủ yếu của con người.
Ngành Chăn nuôi là ngành rất dễ xin được việc làm, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể đảm nhiệm những vị trí ở những nơi làm việc như: làm việc trong những công ty về sản xuất thức ăn, kinh doanh thuốc chữa bệnh cho những vật nuôi; kỹ sư chăn nuôi trong các trang trại, phòng nông nghiệp, trạm kiểm soát dịch, những trạm thú y,…